21/11/2020 10:36:08

Xe nâng tay bơm không lên là một lỗi thường xuyên xảy ra khi sử dụng loại xe này. Đây là phương tiện rất hữu ích khi cần di chuyển, nâng hạ các pallet hàng hóa. Cần làm gì nếu gặp phải sự cố  này? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm được cách sửa xe nâng tay kích thủy lực.

Tình trạng xe nâng tay bơm không lên

Xe nâng tay kích thủy lực là thiết bị dùng trong ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại,... Nó được sử dụng để nâng hoặc di chuyển hàng hóa, các pallet từ vị trí này sang vị trí khác. Hàng hóa được di chuyển theo phương thẳng, ngang hoặc nghiêng tùy theo nhu cầu sử dụng.

Xe nâng tay được tạo thành từ nhiều bộ phận, trong đó, bộ phận quan trọng nhất là bơm thủy lực - tạo lực nâng hàng. Cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay sẽ tùy vào loại bơm. Bơm piston sẽ gồm các van thủy lực, còn bơm bánh răng gồm các cặp bánh răng ăn khớp với nhau.

Tình trạng xe nâng tay bơm không lên có thể chia ra nhiều dạng khác nhau như:

- Xe kích nâng tay bơm không lên

- Xe nâng không tải lên nhưng nếu nâng có tải thì không lên

- Xe nâng lên không giữ được lại bị tụt

- Xe kích nâng lên nhưng bị xì nhớt ngay đầu ty ben lớn, ty ben nhỏ

- Xe có lực nâng yếu, nâng kích không lên,...

Nguyên nhân không bơm được xe nâng tay

Một số nguyên nhân gây ra tính trạng xe nâng tay bơm không lên có thể kể đến như:

- Xe nâng tay sử dụng lâu ngày, ít bảo dưỡng nên các bộ phận bị lão hóa nên không thể giữ kỹ hơi như thời gian đầu.

- Rò rỉ dầu thủy lực cho xe nâng tay nên bơm không lên được.

- Xe hoạt động và cất trữ trong môi trường ẩm ướt bị rỉ sét. Van xả không hoạt động tốt hoặc bị hỏng.

- Để khắc phục được tình trạng bơm không lên, bạn cần thay thế các bộ phận bị hư hỏng, thay phốt xe nâng tay đổ đầy dầu thủy lực vào khoảng ⅔ bơm...

3/ Cách khắc phục xe nâng tay bơm không lên

Một số dụng cụ chuẩn bị để sửa xe nâng tay như búa, cờ lê, kìm, tua-vít, dầu thủy lực, đế đỡ,...

Sau khi chuẩn bị các dụng cụ cần thiết bạn có thể tiến hành 6 bước tiến hành sửa xe nâng tay bơm không lên:

- Bước 1: Đặt xe nâng lên đế đỡ. Để đế đỡ dưới một đầu càng xe, bạn nên nhờ người khác giúp mình giữ cố định xe để không bị trượt, chạy trước khi thực hiện cách tháo xe nâng tay.

- Bước 2: Sau khi cố định xe nâng trên đế đỡ, bạn tìm vị trí các vít xả dầu. Bình thường, vị trí của chúng sẽ nằm ở phần bánh lớn phía bên phải bơm thủy lực. Sau đó, sử dụng cờ lê để tháo các vít này ra ngoài. Sử dụng một thau để chứa dầu. Bạn bơm tay lên xuống cho đến khi xả hết dầu ra ngoài chậu. Vặn chặt vít lại như cũ.

- Bước 3: Tìm chốt ngang cố định đòn bẩy thấp (nằm bên phải bơm thủy lực). Cách thay phốt xe nâng tay này, bạn đặt tua-vít lên trên một đầu của chốt rồi dùng búa đóng mạnh để tháo chốt ra khỏi đòn bẩy.

- Bước 4: Tháo các bộ phận của van bơm trong hệ thống bơm thủy lực theo chiều ngược kim đồng hồ. Tháo phần ron cao su ra khỏi bơm thủy lực. Sau đó lau chùi và vệ sinh các vết rỉ sét, vết bẩn còn dính trên bơm.

- Bước 5: Thay ron cao su mới vào thân bơm, vặn lại van thật chặt. Gắn chặt đầu van bơm bằng tua-vít. Vặn chặt cho đến khi không thể dùng tay tháo ra được.

- Bước 6: Gắn đòn bẩy vào thân bơm, cố định chốt ngang. Sau đó mở xả dầu ở đầu thân bơm (xa tay cầm nhất). Đổ dầu thủy lực vào ⅔ bơm và vặn chặt các vít xả. Khởi động lại cần bơm xem xe đã hoạt động bình thường hay chưa.

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu cách khắc phục tình trạng xe nâng tay bơm không lên. Với những lỗi không thể tự khắc phục được tại nhà bạn có thể liên hệ các địa chỉ sửa xe nâng tay tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh uy tín để có thể tìm được giải pháp tối ưu nhất.

ajax-loader